0789.633.678

Istanbul – Nơi hội tụ Á – Âu

Istanbul lại là một thành phố hoàn toàn khác với Cappadocia. Điều lý thú khi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ là, mỗi 1 thành phố là một kiến trúc, một phong cách, một nét đặc sắc khác nhau. Thổ Nhĩ Kỳ khác hẳn với các nước “châu Âu” khác, khi mà có thể bạn đi 1 vòng 3-4 quốc gia vẫn chỉ thấy 1 kiểu kiến trúc, đôi lúc không chú thích thì không thể phân biệt được đó là thành phố nào, hoặc nếu không thấy Eiffel Tower hay Champs Elysees thì không thể biết đó là Paris… Istanbul là 1 một thành phố khá lý thú dành cho những kẻ thích khám phá, và Istanbul hoàn toàn không dành cho những ai thích những toà nhà cao tầng, điện đuốc sáng trưng, hay những kỳ quan để check-in.

Thành phố Istanbul

Trong lịch sử của Istanbul, thành phố này có nhiều tên gọi khác nhau dưới mỗi triều đại hào hùng của nó. Thời kỳ của Đế quốc La Mã, thành phố này có tên gọi là Constantinopolis – tức là Thành phố của Constantinus Đại Đế, đến Cuộc thập tự chinh thứ 4 thì thời kỳ của Constantinopolis bắt đầu suy yếu, thành phố lại trở thành trung tâm của đế quốc Latin dù chỉ trong 1 thời gian ngắn, đến giữa thế kỷ 14, người Thổ Ottoman bắt đầu chiếm đóng thành phố, Sultan Mehmed II chiếm được Constantinopolis và biến thành phố này thành kinh đô mới của Đế quốc Ottoman. Đây cũng là thời kỳ của đạo Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi tất cả những nhà thờ Kito giáo thời Đế quốc Latin bị chuyển đổi thành những thánh đường Hồi giáo, và những vị linh mục đạo Kito giáo phải trốn chui nhủi trong những hang động để tránh sự truy giết của quân đội Ottoman. Khó có thể nói tên gọi Istanbul hình thành từ khi nào trong lịch sử của thành phố, nhưng người ta vẫn cứ cho và tin rằng, tên gọi này tồn tại từ khi người Ottoman và Hồi giáo bắt đầu chiếm đóng thành phố này.

Eo biển Bosphorus

Istanbul là thành phố duy nhất trên thế giới nằm ở cả 2 châu lục. Nếu nước Nga cũng giống Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở cả 2 bờ Á Âu, thì riêng thành phố Istanbul có 30% diện tích nằm ở bờ Âu, 70% còn lại ở bờ Á, nhưng 2/3 dân số lại tập trung ở bên bờ Âu, nơi tất cả được xem như thuộc về những giá trị châu Âu, và lạ lùng thay, khi 1 đất nước rộng lớn như Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có 1 phần diện tích rất nhỏ của 1 thành phố thuộc về bờ Âu, có thủ đô thuộc về bờ Á, lại đưa cả đất nước nằm trong vùng địa lý châu Âu.

Tranh vẽ đế quốc Ottoman ở Istanbul

2 bờ Á-Âu của Istanbul được nối liền bởi eo biển Bosphorus, trong vùng biển Marmara, eo biển Bosphorus kết nối biển Marmara và biển Đen, chia cắt thành phố làm 2 nửa ở 2 châu lục, trong đó phần thuộc về châu Á là miền Anatolia, còn miền Thrace thuộc châu Âu là trung tâm văn hoá lịch sử của cả nước. Ngoài ra, Golden Horn cũng là 1 địa danh nổi tiếng của Istanbul, là 1 cảng biển tự nhiên hình thành nên từ thời Constatinopolis bao bọc cả bán đảo, và điểm giao nhau của biển Marmara, Bosphorus và Golden Horn chính là “điểm vàng”, 1 điểm hội tụ cực kỳ đặc biệt của Istanbul mà bao nhiêu cặp mắt của các quốc gia xâm lược khác thèm khát, nơi đây có 1 bức tường thành lịch sử tồn tại đến ngày nay đẩy lùi mọi đạo quân xâm lược trong hàng ngàn năm. Khi đi dọc con phố dọc biển Marmara tuyệt đẹp này, bạn sẽ vẫn còn nhìn thấy bức tường thành lịch sử ấy sừng sững giữa lòng thành phố, 1 sự hoà quyện tuyệt vời của quá khứ và hiện đại, khi bức tường thành chạy dọc trên con phố lớn và những tàu thuyền ngang dọc khắp bến cảng.

Bên trong cung điện Topkapi

Khi đế chế Ottoman hùng mạnh ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hồi giáo cũng theo đó phát triển và những thánh đường Hồi giáo lộng lẫy cũng được hình thành. 7 ngọn đồi bao bọc bán đảo có sự hiện diện của 7 ngôi thánh đường, trong đó cung điện Topkapi là đẹp nhất, trên ngọn đồi xa nhất và là một trong những cung điện đẹp nhất trên thế giới đến ngày nay. Tuy nhiên, thời kỳ của Ottoman thì cung điện Dolmabahce mới là cung điện chính của chính quyền, nằm ở hướng Bắc, thế nhưng Topkapi vẫn là 1 trong những điểm tham quan chính dành cho dân du lịch trong số vô vàn những địa danh nổi tiếng lịch sử của Istanbul.

Blue Mosque

Khi nói về kiến trúc của Istanbul, phải nói đến 2 kiến trúc nổi bật nhất – Byzantine và Ottoman. Nếu kiến trúc Byzantine đặc biệt nổi trội với thiết kế vòm cuốn của những tu viện, nhà thờ, mà nổi bật nhất với Hagia Sophia, vốn là một nhà thờ Kito giáo lớn nhất thế giới trong hơn 1000 năm, trước khi bị biến trở thành một thánh đường Hồi giáo (ngày nay nó là bảo tàng rất đáng viếng thăm ở Istanbul), thì kiến trúc Ottoman lại nổi bật với những pháo đài, biểu trưng của quá trình xâm lược và bảo vệ Istanbul, sau đó là những cung điện và thánh đường Hồi giáo – tín ngưỡng được Ottoman đem đến Thổ Nhĩ Kỳ, đó là Blue Mosque (Thánh đường Hồi giáo Sultan Ahmed) hay cung điện Topkapi. Tôi sẽ kể các bạn nhiều hơn về Topkapi, Hagia Sophia, và Blue Mosque, những biểu tượng rất đẹp của Istanbul nằm trong 1 quần thể kiến trúc hài hoà của khu phố cổ trung tâm Istanbul.

Khách san theo kiến trúc Ottoman ở Istanbul

Những thông tin về lịch sử hào hùng trên, về kiến trúc đặc sắc trên, đã đủ để bạn thấy Istanbul quyến rũ và đáng tham quan hay chưa?

 Theo Lucie Nguyen’s Blog

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *